Lễ rước bằng di tích lịch sử và tượng đồng Trương Công Định(Trương Định)

Những năm 1859 – 1864, ở Nam kỳ đã nổi lên các trung tâm kháng chiến: Trương Định ở Gò Công; Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho; Nguyễn Trung Trực ở Tân An; Vũ Duy Dương (Thiên hộ Dương) ở Đồng Tháp Mười; Quản Là ở Tây Ninh…Trong những cuộc khởi nghĩa này, cuộc khởi nghĩa của Trương Định là lớn nhất lúc đó.

Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định (1820 – 1864).

Trương Định còn có tên là Trương Công Định, ông sinh năm 1820 ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi cho đến năm 24 mới theo cha là Trương Cầm, người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định (thời vua Thiệu Trị). Trương Định là người chí dũng song toàn. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, ông đã đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập lập ấp ở Gò Công, Gia Định. Với công lao đó, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên dân chúng còn gọi ông là Quản Định.

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Ngay lúc đó Trương Định đã đem nghĩa binh của mình lên đóng quân ở Gia định. Ông đã lập được nhiều chiến công trên phòng tuyến từ Gò Cây Mai đến Thị nghè và các trận đánh ở trung tâm Sài Gòn.

Đầu năm 1861, Trương Định rút quân về Gò Công thuộc huyện Tân Hòa (Gia Định), quyết tâm chiến đấu lâu dài. Thời gian này Trương Định đã chiêu mộ thêm binh sĩ, tích lũy lương thực, chế tạo, mua sắm vũ khí và đã xây dựng Gò Công thành một căn cứ kháng chiến. Số nghĩa quân có tới ngàn người, thường tổ chức những trận phục kích giặc và đã đánh thắng nhiều trận. Trương Định đã thường xuyên liên hệ , hợp tác với hầu hết  các sĩ phu yêu nước, các đầu mục, các văn thân mộ nghĩa trong vùng, nhanh chóng phát triển thế lực. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng rộng khắp ở Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn thuộc Định Tường, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh sông Vàm Cỏ từ biển Đông kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Năm 1862, triều đình Huế phong cho Trương Định chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định. Phối hợp với phong trào chung các nơi, cuộc khởi nghĩa của Trương Định ngày càng lớn mạnh. Trong năm 1862, phong trào dâng lên khắp nơi, lôi cuốn tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia. Tháng 3 năm 1862, quân Pháp đã phải rút khỏi nhiều đồn vì sợ bị nghĩa quân tập kích tiêu diệt. Phần lớn các thị trấn, các quận huyện quan trọng của hai tỉnh Gia Định và Định Tường đều được giải phóng. Pháp chỉ còn giữ ấy tinnhr thành và một số ít đồn bị cô lập nên rất hoang mang, lo sợ.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, ký kếtHiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa quân và bắt ông nhận chức lãnh binh tỉnh An Giang thuộc miền Tây Lục tỉnh. Nhưng Trương Định chống lại lệnh của triều đình ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến. Trong tình thế ấy chính nhân dân và nghĩa quân đã tôn Trương Định làm Bình Tây  Đại Nguyên soái.

Muốn Trương Định ngừng bắn để Pháp trả lại Vĩnh Long, vua Tự Đức cử Phan Thanh Giản nhiều lần dụ Trương Định tuân lệnh triều đình, nhưng ông dứt khoát trả lời: “Nhân dân ba tỉnh muốn như xưa nên họ suy tôn chúng tôi đứng đầu. Chúng tôi không thể làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến ở cả miền Đông và miền Tây. Chúng tôi chống địch, đánh địch và cuối cùng sẽ thắng địch. Nếu ngài còn nói tới hòa nghị với giặc thì chúng tôi phản đối mệnh lệnh của triều đình”.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, nghĩa quân của Trương Định nổi lên khắp mọi nơi không những ở Gò Công mà còn ở Bà Rịa, Cần Giờ, Chợ Lớn…quân số địch bị giảm sút, bị bao vây bốn phía, bối rối nhiều mặt. Trong trận đánh đồn Rạch Tra, trên đường Sài Gòn – Tây Ninh, đồn trưởng Pháp bị giết chết, nghĩa quân thu được vũ khí, đạn dược, pháo hạm của địch trên sông Vàm Cỏ Đông. Ở Biên Hòa, hàng vạn đồng bào đều nhất loạt nổi dậy, nghĩa quân làm chủ đường Sài Gòn – Biên Hòa, Pháp bị đẩy vào tình thế lúng túng, bị động. Trước tình hình đó, chính phủ Pháp điều động tăng cường quân đội, chúng tổ chức cuộc tiến công lớn vào căn cứ kháng chiến ở Gò Công.

Cuộc kháng chiến đã diễn ra ác liệt suốt ba ngày liền, nghĩa quân của Trương Định đã chiến đấu anh dũng trong căn cứ Tân Hòa, (Gò Công). Nhưng ngày 28 tháng 2 năm 1863, căn cứ Tân Hòa bị mất. Tuy bị tổn thất nhưng nghĩa quân Trương Định vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, trong một trận chiến đấu quyết tử với giặc, ông bị bắn gẫy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo tồn khí tiết khi tuổi đời mới 44 tuổi. Sự hy sinh của ông là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân ta lúc bấy giờ.

Tượng đài anh hùng dân tộc Trương Công Định tại thị xã Gò Công (Tiền Giang)

Trong suốt những năm từ 1861 đến tháng 8 năm 1864, nghĩa quân của Trương Định đã làm cho quân Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Gò Công, Rạch Giá, Quý Sơn, Tân An và nhiều vùng khác ở khắp tỉnh miền Đông. Ngay cả Vial- một quan cai trị cao cấp của Pháp thời ấy đã gọi Trương Định là “Nhà đại lãnh tụ của quân khởi nghĩa”. Còn đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gò Công, Nam Bộ xem Trương Định là người anh hùng dân tộc.

Đền thờ và mộ phần anh hùng dân tộc Trương Công Định tại thị xã Gò Công (Tiền Giang)

Qua bao đời nay, nhân dân Gò Công đã xây dựng, tu sửa, tôn tạo mộ, đền thờ và dựng tượng Trương Định. Hàng năm vào hai ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch, Gò Công đều tổ chức lễ hội Văn hóa anh hùng Trương Định với mục đích hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của tiền nhân đối với dân tộc và đất nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Trương Định tại Tiền Giang
Chủ tịch nước bắt tay nói chuyện với HĐ họ Trương Việt Nam
Ông Trương Công Lợi phó chủ tịch,ông Trương Viết Đô thư kí tham dự lễ kĩ niệm 150 năm ngài Trương Định tuẩn tiết tại Gò Công
Đoàn rước bằng di tích lịch sử và tượng đồng về đền thờ huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi
Bằng di tích lịch sử và tượng đồng đã về đền thờ
Ngày 16,17 năm 2014

Ban thường trực HĐ họ Trương Tỉnh Thừa Thiên Huế vào Tịnh Khê Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi tham dự lễ rước bằng di tích lịch sử và dựng tượng đài, kỉ niệm 150 năm Bình Tây đại nguyên soái Trương Công Định với HĐ họ Trương Việt Nam đã đóng góp kinh phí hai bức tượng bán thân Trương Định cung tiến tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Tiền Giang “mỗi người một giọt đồng” đúc tượng danh nhân

Cùng tham dự có:

1.ông Trương Ngọc Lành chủ tịch HĐ họ Trương Thừa Thiên Huế (trưởng đoàn)

2.ông Trương Phiên phó chủ tịch

3.ông Trương Nhân phó chủ tịch

4.ông Trương Minh Trung phó ban đối ngoại HĐ họ Trương Thừa Thiên Huế

-16 giờ ngày 16 tháng 8 ăn tối và giao lưu tại khách sạn Lê Lợi số 157 đường Hùng Vương Quảng Ngãi
Anh Trương Thế Quốc phó chủ tịch HĐ họ Trương Việt Nam(khu vực phía nam) đã nói chuyện và thông báo về chương trình buổi lễ ngày 17-8-2014

Ngày 17 tháng 8 năm 2014 dự lễ kỷ niệm 150 năm ngày tuẩn tiết ngài Trương Đinh và hô thần nhập tượng tại đền thờ ngài ở Tịnh Khê Sơn Tịnh Quảng Ngãi
Nguyên phó chủ tịch nước Trương Thị Mỹ Hoa cùng HĐ họ Trương Việt Nam dâng hương tại đền thờ Trương Định Quảng Ngãi

-8 giờ chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đọc diễn văn khai mạc giới thiệu thành phần tham dự cơ quan chính quyền các tỉnh về thăm dự và đọc lịch sử của ngài Bình Tây đại nguyên soái Trương Công Định

-9 giờ hậu duệ các dòng họ Trương tỉnh Quảng Ngãi đã hành lễ nhân dịp kị ngài đã tuẩn tiết theo phong tục cổ truyền của dòng họ

-10 giờ 30 trưởng ban tổ chức giới thiệu bí thư trung ương Đảng nguyên phó chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Thị Mỹ Hoa lên dâng hoa tiếp theo sau là các cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh bạn lên dâng hoa sau các cơ quan HĐ họ Trương Việt Nam  và các ban thường trực HĐ họ Trương các tỉnh và thành phố cùng lên dâng hoa với nguyên phó chủ tịch Trương Thị Mỹ Hoa làm trưởng đoàn

Các cơ quan ban ngành,UBND tỉnh Quảng Ngãi và HĐ họ Trương tham dự buổi lễ

-Sau buổi lễ UBND,UBMT,UBMTTQ và sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi đã mời các cơ quan ban ngành và toàn thể dòng họ Trương tham dự bữa cơm trưa thân mật tại đền thờ

Nguyên phó chủ tịch Trương Thị Mỹ Hoa chúc mừng HĐ họ Trương Thừa Thiên Huế đã kết nối dòng họ